Niềng răng là một chuyên ngành trong nha khoa, chuyên về chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị những bất thường về răng mà không phải thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này sử dụng những khí cụ nha khoa để chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn, giúp khắc phục tình trạng răng bị hô, móm, răng thưa, răng mọc lệch lạc… Đây được xem là phương pháp chỉnh nha hiệu quả nhất hiện nay.
Niềng răng là gì?
Đeo niềng răng mất bao nhiêu thời gian ?
Ngoài những vấn đề về lựa chọn phương pháp niềng răng, chăm sóc răng khi niềng… thì việc niềng 2 răng cửa hết bao nhiêu tiền trong bao lâu cũng là một trong những thắc mắc được khá nhiều khách hàng đề cập khi họ muốn thực hiện niềng răng chỉnh nha. Một ca nắn chỉnh răng thông thường tính từ ngày bắt đầu đeo niềng đến khi tháo niềng hoàn toàn mất khoảng từ 18 – 24 tháng. Khoảng thời gian này được chia ra thành các giai đoạn sau, bao gồm:
Giai đoạn 1 ( 2 – 6 tháng đầu): Sắp xếp đều các răng trên hàm.
Giai đoạn 2 (3 – 6 tháng tiếp theo): Điều chỉnh trục các răng.
Giai đoạn 3 (6 – 9 tháng sau đó): Điều chỉnh toàn bộ khớp cắn.
Giai đoạn 4 (6 – 9 tháng cuối cùng): Duy trì sự ổn định của các răng.
Thời gian niềng răng trung bình từ khoảng 18 -24 tháng cho mỗi ca chỉnh nha
Xem thêm : Niềng răng hô khoảng bao lâu ?
Như vậy, phần lớn bệnh nhân mang niềng răng từ 18 – 24 tháng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, có thể lâu hơn hoặc nhanh hơn, do đó nếu muốn biết chính xác mình phải đeo niềng răng trong bao lâu, người bệnh nên tìm gặp trực tiếp các bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Các yếu tố gì quyết định đeo niềng răng trong thời gian bao lâu?
Trên thực tế, 18 – 24 tháng chỉ là hạn mức thời gian thông thường cho một ca chỉnh nha, thời gian này không hoàn toàn được áp dụng trong mọi trường hợp. Việc đeo niềng răng trong bao lâu còn phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như:
– Kế hoạch điều trị của bạn.
– Tình trạng răng miệng, độ khó dễ của hàm.
– Phương pháp được lựa chọn.
– Trung tâm nha khoa mà bạn lựa chọn.
– Quá trình chăm sóc răng miệng của bạn.
Chăm sóc răng miệng trong thời kỳ niềng răng cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc đeo niềng răng trong bao lâu
Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng về việc đeo niềng răng trong bao lâu mới có hiệu quả, trong trường hợp tình trạng của bạn không quá nghiêm trọng, sử dụng phương pháp niềng răng hợp lý và tuân theo đúng những gì bác sĩ chỉ dẫn, quá trình đeo niềng của bạn có thể được rút ngắn hơn dự tính mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao.
Xem thêm : Làm trắng răng
Quy trình thực hiện niềng răng
Bước 1: Bước đầu tiên là bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra răng miệng của bạn trước khi tiến hành niềng răng. Các răng cần được làm sạch, nhằm hạn chế tối đa những chất tồn đọng trong răng và tránh cho các bệnh răng miệng về sau.
Bác sĩ thăm khám và tư vấn đến khách hàng kỹ thuật niềng răng
Bước 2: Tiếp theo là chụp phim X – quang bằng máy Kỹ thuật số 3D Cone beam CT, để các bác sĩ mới nắm được tình hình toàn bộ răng, xương hàm, cung hàm, từ đó mới nhận định được tình trạng của khách hàng và đưa ra phương pháp điều trị tương ứng. Vì mỗi giai đoạn niềng răng khác nhau sẽ áp dụng những phác đồ khác nhau và có thể xác định được phải đeo niềng răng trong bao lâu.
Chụp phim kiểm tra cấu trúc răng bằng công nghệ Cone beam CT 3D
Bước 3: Sau đó bác sĩ sẽ tiếp tục phân tích phim bằng phần mềm V-ceph để nắm rõ tình trạng răng, xương hàm, cung hàm để tiến hành lấy dấu hàm để làm mẫu răng. Đây là cơ sở để thiết kế mắc cài mặt trong tương ứng với cung hàm của từng người để đảm bảo chính xác cho các mắc cài lên răng thật.
Trên cơ sở đã đo, lấy dấu hàm và phim chụp của bệnh nhân, bác sĩ sẽ thiết kế mắc cài phù hợp với từng bước, từng giai đoạn niềng răng và sự dịch chuyển của răng trên cung hàm.
Lên kế hoạch niềng răng bằng phần mềm phân tích Vceph 3D
Bước 4: Đeo mắc cài là việc quan trọng, vì vậy bác sĩ nha khoa sẽ là người trực tiếp gắn mắc cài, đeo dây cung và các thun liên hàm phù hợp cho từng bệnh nhân.
Bác sĩ gắn mắc cài niềng răng mặt trong
Bước 5: Trong từng giai đoạn niềng răng bạn sẽ được bác sĩ cho lịch tái khám để điều chỉnh các mắc cài tương ứng với sự dịch chuyển của răng. Trong thời gian đó bạn cũng cần phối hợp với bác sĩ để đeo thun tại nhà hoặc đeo khí cụ mặt ngoài nhằm tăng lực kéo của dây cung.
Nguồn : http://nhakhoadencosluxury.vn/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét